Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát tại Việt Nam

Sửa đổi cuối: Tháng Sáu (thảo luận · đóng góp) vào 25 ngày trước. (làm mới)Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát còn được gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (tiếng Anh: Universal Periodic Review), viết tắt là UPR, là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền (HRC) Liên Hợp Quốc (UN) xuất hiện từ quá trình cải cách năm 2005 của Liên Hợp Quốc.[1] UPR định kỳ xem xét tình hình nhân quyền của lần lượt tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ tại Nhóm làm việc về UPR, bao gồm 47 quốc gia thành viên của HRC và do Chủ tịch HRC chủ trì.
UPR là một cơ chế nhân quyền quốc tế được nhà nước Việt Nam coi trọng, có lẽ vì đây là một hình thức đối thoại với nhiều quốc gia nhất tại LHQ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố:"Việt Nam đặc biệt coi trọng và nghiêm túc thực hiện UPR – một cơ chế thành công của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, đối thoại và hợp tác; coi đây vừa là nghĩa vụ của quốc gia thành viên Liên hợp quốc, đồng thời là cơ hội giới thiệu với cộng đồng quốc tế về những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người" [2]Tính đến năm 2019, Việt Nam đã tham gia đủ 3 chu kỳ UPR vào các năm 2009, 2014 và 2019. Việt Nam là một trong các quốc gia nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong UPR, với số các quốc gia tham gia phần đối thoại tương tác rất lớn (76 quốc gia tham gia lần thứ nhất,[3] 106 quốc gia tham gia lần thứ hai,[4] và 121 quốc gia tham gia lần thứ ba[5] - thông thường một phiên UPR thường có dưới 100 quốc gia tham gia đối thoại). Toàn bộ các văn bản liên quan đến UPR của Việt Nam trong 3 chu kỳ, bao gồm báo cáo của ba bên (Nhà nước, LHQ, và các bên liên quan), báo cáo của Nhóm Công tác về UPR, Kết quả UPR và Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền thông qua kết quả UPR của Việt Nam, cùng với bản lưu các webcast phiên đối thoại tương tác và phiên toàn thể thảo luận và thông qua kết quả tại Hội đồng Nhân quyền được đăng công khai trên trang về Việt Nam tại trang web của OHCHR.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát tại Việt Nam http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/docume... https://lib.ohchr.org/HRBodies/UPR/Documents/Sessi... https://lib.ohchr.org/HRBodies/UPR/Documents/Sessi... https://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/VNinde... https://daccess-ods.un.org/TMP/1727166.3248539.htm... https://daccess-ods.un.org/TMP/4188953.63807678.ht... https://daccess-ods.un.org/TMP/429791.063070297.ht... https://daccess-ods.un.org/TMP/6689932.94239044.ht... https://daccess-ods.un.org/TMP/9450517.89283752.ht... https://daccess-ods.un.org/TMP/994028.598070145.ht...